7 minut čtení

Tester co can biet code hay khong

Học Tester có cần phải biết code không ? Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc, thì hãy xem câu trả lời có trong bài viết dưới đây nhé!

Tester có cần biết code hay không?

Một câu hỏi rất phổ biến với người trong ngành và người không thuộc ngành lập trình, là học tester (người kiểm thử phần mềm) có cần phải biết code không ? Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc, thì hãy xem câu trả lời có trong bài viết dưới đây nhé!

Học tester cho ngành lập trình có cần biết code không?

Nhiệm vụ của người Tester

Tester là gì? Là những người có nhiệm vụ Kiểm thử phần mềm là giai đoạn thứ năm của vòng đời phát triển phần mềm (SDLC). 

Một khi sản phẩm được phát triển, trước khi giao cho khách hàng, phải đảm bảo rằng sản phẩm đó không có lỗi. Do đó, nó được chuyển sang giai đoạn thử nghiệm. Kiểm thử phần mềm mang lại sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm, do đó đảm bảo độ tin cậy của sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.

Tester sẽ có 2 nhiệm vụ chính như sau:

Phân tích chất lượng phần mềm (QA): 

Là công việc cần xác minh các chức năng và sự hoàn thiện của cuộc kiểm tra hướng tới đối tượng là ứng dụng, phần mềm qua các giai đoạn phát triển và vận hàng có gặp lỗi kỹ thuật nào hay không.

Làm kỹ sư thiết kế phần mềm trong test SDET: 

Với vị trí là SDET thì người tester cần thiết phải là một người rất am hiểu về hoạt động bên trong của sản phẩm, bao gồm cả kỹ thuật điện, máy tính, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình,... Vì vậy, vai trò của tester ở vị trí này đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và thách thức hơn. 

Ngoài 2 loại trên, ngày nay còn có chức năng Kiểm thử tự động (những người sử dụng các công cụ như QTP, Selenium) cũng có thể được phân loại như SDET.

Học tester cho ngành lập trình có cần biết code không?

Đặc trưng của một tester giỏi

Phương pháp kiểm thử phần mềm ứng với mỗi giai đoạn phát triển lại thay đổi tùy theo nhu cầu và thông số kỹ thuật của sản phẩm phần mềm. Nên một Tester cũng cần có những kỹ năng đáp ứng với nhu cầu mỗi giai đoạn để đảm bảo vai trò và nhiệm vụ của họ được hoàn thành chính xác.

Vì vậy đặc trưng của một tester giỏi là:

Kiến thức về lĩnh vực phần mềm tốt

Có tư duy logic tốt 

Có kiến thức về kỹ năng lập trình

Có kỹ năng mềm tốt

Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết

Có tinh thần trách nhiệm cao, tính kiên nhẫn

Có kỹ năng phán đoán tốt

Học lập trình viên quốc tế, học lập trình cho người mới tạo FPT Aptech

Học Tester có cần biết code không?

Như đã nói ở trên, nghề tester được chia thành 2 nhiệm vụ tương ứng 2 vị trí khác nhau. 

Nếu người Phân tích chất lượng phần mềm (QA) không nhất thiết cần biết code, Tester chỉ đơn giản nhập dữ liệu đầu vào và kiểm tra dữ liệu đầu ra. Thì người làm kỹ sư thiết kế phần mềm trong test SDET - Kiểm thử hộp trắng vì để đảm bảo công việc hoàn thành tốt, thì cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, hiểu biết sâu rộng, nên sẽ yêu cầu cần phải biết code cùng hiểu rõ về mọi ngôn ngữ lập trình như: C, C#, C++, JavaScript,.. 

Đặc biệt con gái có nên học công nghệ thông tin không, với các dự án yêu cầu dùng automation test, liên quan đến statement coverage, decision coverage, cyclomatic complexity,.. thì người làm nhiệm vụ tester của dự án, chắc chắn cần có hiểu biết về code và cơ sở dữ liệu, biết cách code cơ bản đến tương đối “thuần thục” mới làm việc hiệu quả.

SQL – Thỉnh thoảng kiểm thử cần phải xác minh cơ sở dữ liệu. Vì vậy, tester cần phải có kiến thức cơ bản về những câu lệnh trong SQL như ‘SELECT’, ‘CREATE’, ‘UPDATE’, ‘DELETE’, ‘INSERT’,…

SQL –injection, là một kĩ thuật phổ biến được dùng cho truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu bằng việc chèn những câu lệnh không mong muốn vào các dòng code. Một kiến thức tốt về Javascript và những câu lệnh trong SQL thì sẽ giúp ích để ngăn chặn các mối đe dọa an ninh phần mềm.

Học tester cho ngành lập trình có cần biết code không?

Như vậy, sau khi đọc bài viết trên, bạn có câu trả lời rằng Học Tester có cần biết code hay chưa học lập trình? Nếu bạn không có kiến thức về code, thì bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản về test, kỹ năng test, thì bạn sẽ có ít cơ hội nhận được công việc tốt, dự án lớn. Nên biết code khi chính thức thực hiện công việc sau học Tester đúng là một lợi thế, bạn hãy coi đó là động lực để cố gắng thêm nhé!